Tra cứu

Luận đoán trong Kinh dịch

Bạn đang đọc bài viết Luận đoán trong Kinh dịch tại 12CungSao.Com, bạn sẽ tìm hiểu về Luận đoán trong Kinh dịch là gì? Luận đoán các quẻ Cát, Hanh, Lợi, Vô Cửu, Hối, Lận, Lệ, Cữu, Hung. . Cùng khám phá những thông tin lý thú và bổ ích về chiêm tinh học tại 12 Cung Hoàng Đạo cực hấp dẫn!

Một trong những đặc sắc quan trọng của Lạc Lục Tử khi tiến hành luận đoán mệnh lý tứ trụ là sự kết hợp của tứ trụ và kinh dịch, không những đem tứ trụ liên hệ với Bát quái sinh ra Cửu cung mà còn vận dụng những luận đoán trong Kinh dịch về quẻ hào - Cát, Hanh, Lợi, Vô Cửu, Hối, Lận, Lệ, Cữu, Hung.

Bất luận là sử dụng quẻ hào trong Kinh dịch hay sử dụng luậ đoán của nó đều cần hiểu biết về Kinh dịch, điều này phản ánh đặc tính liên quan tới nhau giữa các dự đoán thời cổ đại.

Mô tả Cát, Hung, Hối, Lận
Mô tả Cát, Hung, Hối, Lận

Luận đoán về CÁT, HUNG, HỐI, LẬN

  • Cát: Cát là cát tường, cát lợi, đi tới thành công
  • Hanh: Hanh là thông thuận, thuận lợi
  • Lợi: Lợi là có ích và thích nghi
  • Vô cửu: Vô cửu là không có sai lầm, bình thường
  • Hối: Hội là có mất mát nhỏ mà hối hận, có thể đón nhận giáo huấn, có thể bình thường.
  • Hung: Hung là hung ác, hung hiểm, là hậu quả tồi tệ nhất.
  • Cửu: Cửu là phạm sai lầm, phải chịu trách nhiệm, hậu quả nhẹ hơn hung một chút
  • Lệ: Lệ là nguy hiểm, nhưng cát hugn chưa xác định, tương đương với nghiêm ngặt
  • Lận: Lận là nhục, tuy không phải hung như không biết nhục sẽ gặp hại.

Luận đoán về THỪA, THẶNG, TỶ, ỨNG

Điều mà Thừa, Thặng, Tỷ ứng phản ánh là mối quan hệ giữa hai hào có tương quan trong nội bộ quái tượng. Nói một cách tổng quát thì đó là cùng tính chất bài trừ nhau, khác tính chất thì hút nhau.

Thừa là gì?

Bảng mô tả Thừa
Bảng mô tả Thừa
"Thừa cương" cũng chính là "thừa", chỉ hào âm ở ngôi trên hào dương, tượng trưng cho việc hạ thần luôn kinh mạn, lăng nhục bậc quân chủ, kẻ tiểu nhân thừa cơ hại người quân tử, thường chỉ sự bất thiện. Nhưng việc hào dương nằm trên hào âm lại không được coi là "thừa", cho rằng đó là điều bình thường. Từ đó, có thể thấy tư tưởng trọng dương kinh âm trong Kinh dịch.

Thừa vi thừa thượng, chỉ ý tô điểm, làm nổi bật

  • Lữ: Một hào dương ở trên, một hào âm nằm dưới quan hệ của hàm âm với hào dương ở trên chính là thừa.
  • Khiêm: Một hào dương ở trên và một vài hào âm nằm dưới, hào âm bên dưới đối với các hào dương bên trên mà nói gọi là "thừa".
  • Mông: Có lúc sự tương đồng giữa 2 hào âm hoặc dương cũng có thể gọi là "thừa".

Thặng là gì?

Thặng cao vi thặng lăng, có nghĩa là, từ trên cao nhìn xuống, chỉ tình thế có lợi.

Bảng mô tả Thặng
Bảng mô tả Thặng
  • Một hào âm nằm trên, một hào dương nằm dưới, lúc này, hào âm đối với hào dương lại là "thặng"
  • Một vài hào âm nằm trên một hào dương, lúc này những hào âm này đối với hào dương cũng là "thặng".

Tỷ là gì?

Tỷ là kề vai bá cổ

Bảng mô tả Tỷ
Bảng mô tả Tỷ
  • Trong quan hệ giữa hai hào liền kè trong sáu hào của một quẻ thì một hào là âm, hào còn lại là dương thì được gọi là "tỷ".
  • Lấy cương so sánh với cương, hoặc lấy nhu so sánh với nhu, không có quan hệ tương cầu tương đắc (cùng cần có nhau và cùng có lợi), mất sự cân đối, cho nên gọi là "đắc địch".

Ứng là gì?

Là quan hệ đối ứng tương trợ

Bảng mô tả Ứng
Bảng mô tả Ứng
  • Trong sáu hào của một quái, quan hệ giữa các cặp: Hào sơ - hào 4, hào 2 - hào 5, hào 3 - hào thượng, có một mối quan hệ liên minh, gọi là "ứng". Ứng cũng nhấn mạnh sự tương ứng âm dương.
  • Nếu lấy cương ứng cương, nhu ứng nhu mà không có quan hệ tương cầu thfid được gọi là "vô ứng" hoặc "địch ứng".
Các quẻ thông thường luôn có sự tương ứng cương nhu giữa 2 hào. Nhưng cũng có trường hợp hoặc một vài hào cóm ối quan hệ hô ứng, ví dụ như tỷ quái: Cửu ngũ là cương, 5 hào còn lại đều là nhu, là một trường hợp nữa là trên 5 nhu ứng với 1 cương, tượng trưng cho sự thần phục của các vương thần tứ phương đối với vua.

Luận đoán về TRUNG, CHÍNH, ĐƯƠNG, VỊ

Cái gọi là "Tung" là chỉ 2 hào của nội quái và hào 5 của ngoại quái trong sáu hào, vì nằm ở giữa nên gọi là "trung". "Chính" là chỉ số lẻ của hào thuộc về "dương", số chẵn thuộc về "âm". Ở vị trí đương số của số lẻ, sẽ là hào dương, ở vị trí âm của số chẵn, sẽ là hào âm. Lúc này sẽ được gọi là "chính" hoặc "đắc chính" hoặc "đương vị". Trái lại sẽ gọi là "thất chính" hoặc "không đương vị".

Liên quan đến Trung

Trung tượng trưng cho việc tuân thủ giữ vững lập trường, hành vi không thiên lệch
Trung tượng trưng cho việc tuân thủ giữ vững lập trường, hành vi không thiên lệch

Liên quan đến Chính

Chính tượng trưng cho việc tuân theo chính đạo, phù hợp với quy luật.
Chính tượng trưng cho việc tuân theo chính đạo, phù hợp với quy luật.
  • Trong hào quái, số lẻ là dương, số chẵn là âm, hào số 5 ở dương vị, hào số 2 ở âm vị, như vậy sẽ được coi như "đắc chính" hoặc "đương vị".
  • Nhưng nếu hào 5 âm vị, hào 2 ở dương vị thì sẽ được gọi là "thất chính" hoặc "không được vị".
Bản quyền Tử Vi Mệnh
Copyright @TuViMenh.Com

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Mới cập nhật