Tra cứu

Lạc thư là gì & có ý nghĩa gì trong Kinh dịch?

Bạn đang đọc bài viết Lạc thư là gì & có ý nghĩa gì trong Kinh dịch? tại 12CungSao.Com, bạn sẽ tìm hiểu về Tìm hiểu về Lạc thư và xem lạc thư là gì trong kinh dịch cả nhà nhé? Ý nghĩa của Lạc thư trong kinh dịch là gì? . Cùng khám phá những thông tin lý thú và bổ ích về chiêm tinh học tại 12 Cung Hoàng Đạo cực hấp dẫn!

Lạc thư, thời cổ cũng gọi là Quy Thư. Tương tự như Hà đồ, cũng là sự kết hợp của các điểm trắng và điểm đen với con số khác nhau, nhưng giữa Lạc thư và Hà đồ vẫn tồn tại những sự khác biệt về mặt bản chất. Số của Lạc thư là từ 1 đến 9, số lẽ là số dương, số chẵn là số âm, tổng cộng âm dương là 45, là số sinh tử, còn mất của vạn vật trong trời đất theo Ngũ hành.

Rùa thần cõng đồ hình Lạc thư

Tương truyền vào thời Đại vũ, ở sông Lạc gần Lạc dương có rùa thần nổi lên, trên lưng cõng Lạc thư và đem dâng cho Đại Vũ nhờ vào sự thành công của việc trị thủy đó, nên đã phân chia thiên hạ thành Cửu châu. Rồi tiếp tục căn cứ vào đó định ra 9 phép lớn để trị vì xã hội.

Rùa Thần cõng Lạc thư và cái tích thời xưa
Rùa Thần cõng Lạc thư và cái tích thời xưa

Điểm giống nhau và khác nhau giữa Hà đồ và Lạc thư

Giống nhau
  • Kết cấu: Đều do những điểm trắng và điểm đen khác nhau tổ hợp thành
  • Bản chất: Đều biểu thị lịch pháp và bốc phệ, hệ thống thống nhất của Tứ diện Bát phương, Tứ thời Bát tiết, Bát quái, Cửu cung và Ngũ vị
Khác nhau Hà đồ là thể còn Lạc thư là dụng
  • Con số: Hà đồ là dãy số từ 1 đến 10, 5 và 10 cấu thành trung cung, số lẽ là dương, màu trắng, còn số chẵn là âm, màu đen. Lạc thư hợp t hành từ dãy số từ 1 đến 9, tổng hợp các dãy ngang, thẳng đứng, góc xiên đều là 15
  • Phương vị: Hà đồ ở các hướng Đông, Nam, Tây, Bắc, Trung ương. Còn Lạc thư ở Cửu cung
  • Bố cục âm dương: Hà đồ là 1 âm 1 dương, còn Lạc thư là Âm dương phân biệt.
Bản quyền Tử Vi Mệnh
Copyright @TuViMenh.Com

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Mới cập nhật