Tra cứu

Nguồn gốc và lịch sử của thuật Xem Tướng

Bạn đang đọc bài viết Nguồn gốc và lịch sử của thuật Xem Tướng tại 12CungSao.Com, bạn sẽ tìm hiểu về Nguồn gốc hình thành thuật bói tướng và thuật xem bói tướng đoán biết vận mệnh và cuộc đời của con người. Xem bói tướng và xem tướng được phát triển như thế nào. . Cùng khám phá những thông tin lý thú và bổ ích về chiêm tinh học tại 12 Cung Hoàng Đạo cực hấp dẫn!

Thuật Xem tướng đã được ra đời và thịnh hành trong dân gian từ cổ xưa cho đến thời hiện đại ngày nay, Tướng thuật không phải là một hình thức bói toán thiếu cơ sở mà nó đã được hình thành và phát triển trải qua hàng ngàn năm trước đây. Để tìm hiểu rõ hơn về nguồn gốc hình thành và phát triển của thuật xem bói, xem tướng đoán vận mệnh cuộc đời của con người, tại 12 Cung sao sẽ giúp bạn khám phá được nhiều kiến thức hữu ích liên quan đến thuật xem tướng biết vận mệnh. Nếu bạn quan tâm hơn, hãy tìm hiểu chuyên mục Tướng số của chúng tôi.

Tướng thuật còn gọi là tướng mệnh hay mệnh tướng học, bao gồm xem tướng sao, tướng tay, tướng mặt, tướng xương, tướng người, là một loại phương thuật truyền thống. Nó có lịch sử lâu đời, và là một hiện tượng xã hội xuất hiện ở hầu khắp các xã hội loài người. Trong thời kỳ coi trọng sự kiểm nghiệm các giá trị văn hoá truyền thống như hiện nay, việc đánh giá và thẩm định đối với tướng thuật là điều cần thiết.

Nguồn gốc và lịch sử của thuật Xem Tướng

Khởi nguồn và quá trình phát triển của Tướng thuật cổ đại Trung Quốc

Trung Quốc là một đất nước có nền văn minh cổ đại với bề dày lịch sử đến 5000 năm. Trong suốt chặng đường lịch sử huy hoàng này, Tướng thuật đã được hình thành từ văn hoá truyền thống cổ đại Trung Quốc, và cũng sở hữu một cội nguồn lịch sử sâu xa.

Thời thượng cổ: Khởi nguồn của Tướng thuật

Hành vi Xem tướng bắt đầu xuất hiện từ khi nào?
Đây thực sự là một câu hỏi rất khó trả lời. “Đại Đới lễ ký” có chép rằng: “Thời xưa, vua Nghiêu chọn người dựa vào hình dáng, vua Thuấn chọn người dựa vào khí sắc, vua Vũ chọn người dựa vào lời lẽ, vua Thang chọn người đưa vào giọng nói, Văn Vương chọn người đưa vào phong độ. Năm vị vua của bốn thời đại này đã chọn người như vậy để trị vì thiên hạ”. Do đó, có thể thấy Nghiêu, Thuấn, Vũ và các vị quân vương khai quốc thời Tam đại Hạ, Thương, Chu đã bắt đầu biết lựa chọn và cất nhắc nhân tài thông qua việc quan sát diện mạo, khí sắc, lời lẽ, giọng nói và phong độ.

Không nghi ngờ gì nữa, cách chọn nhân tài kiểu này chính là sự khởi nguồn của tướng thuật thời kỳ thượng cổ. Mặc dù Tuân Tử thời kỳ Chiến Quốc từng nói: “Người thời xưa không có việc xem tướng, nên quân tử không nói tới xem tướng”, nhưng các học giả đã phát hiện thấy rất nhiều ghi chép liên quan tới “Nhân tướng” trong “Tả truyện” và “Quốc ngữ”, cũng có khá nhiều tư liệu khác để cập tới việc nhận biết người thông qua quan sát tướng mạo, lời nói và hành vi để từ đó lựa chọn ra nhân tài. Như vậy, có thể thấy, Tướng thuật đã có ảnh hưởng nhất định đối với xã hội trong thời kỳ khá dài trước thời Tuân Tử.

Thời Xuân Thu: Giai đoạn ra đời của Tướng thuật

Vậy thì, Tướng thuật bắt đầu có vào thời kỳ nào?
Theo khảo chứng thì ghi chép sớm nhất về tướng thuật có thể là vào thời Xuân Thu thế kỷ 7 trước CN. Theo ghi chép trong văn hiến, thì tướng thuật muộn nhất cũng đã lưu hành phổ biến trong xã hội thượng lưu từ thời Xuân Thu. Khi đó, người nắm giữ tướng thuật, không chỉ có quan bốc sử như quan nội sử nhà Chu là Thúc Phục, mà còn có trong thần của quốc gia như Tử Thượng, Hàn Tuyên Tử, thậm chí còn có cả những phụ nữ như mẹ của Thúc Hướng (ghi chép trong “Tả truyện - Văn Công nguyên niên”, “Tả truyện - Chiêu Công”, “Quốc ngữ - Tấn ngôn bát”). Họ không chỉ xem tướng cho người nhà mình (như trẻ sơ sinh), mà còn xem tướng cho người khác (quan nội sử nhà Chu, Thúc Phục xem tướng cho hai con của đại phu nước Lỗ là Công Tôn Ngạo, Hàn Tuyên Tử xem tướng cho hai con của Tử Vỹ, Tử Nhà nước Tề).

Khi đó, rất nhiều gia đình quý tộc đã dựa vào những phán đoán quan trong của tướng thuật để chọn ra người thừa kế gia tộc. Trong “Tả truyện - Văn Công nguyên niên” có ghi rằng: “Mùa xuân năm Văn Công nguyên niên, Chu Thiên Tử sai quan nội sử Thúc Phục đi đưa tang, Mạnh Mục Bá Công Thúc Ngạo biết ông là người giỏi xem tướng nên đã nhờ xem tướng giúp hai con trai của mình. Thúc Phục nói, đứa con trai tên Cốc có thể chăm lo phụng dưỡng cha, còn đứa con trai tên Nan, có thể chăm lo hương hoá cho cha. Cốc có hàm dưới đầy đặn, nên con cháu của anh ta nhất định sẽ có sự nghiệp hưng vương ở nước Lỗ. Sau này, quả nhiên một người con trai của Công Tôn Cốc tên Mậu, tức là Mạnh Hiến Tử, làm hiền đại phu nước Lỗ.

Những gì tướng thuật thể hiện trong thời kỳ này hiển nhiên đã có sự khác biệt so với khi nó mới bắt đầu xuất hiện. Từ những ghi chép trong văn hiến có thể thấy, xã hội đã hình thành nên một số kiến thức chung rõ rệt nào đó đối với một số tướng mạo cũng như mối quan hệ giữa tính cách và vậnh mệnh của con người. Tình hình này đã cho thấy rõ, trong thời đại của “Tả truyện”, tướng thuật không những được lưu truyền rộng rãi, mà còn hình thành nên một hệ thống tướng pháp nhất định. Từ đó có thể suy ra rằng, mặc dù ghi chép sớm nhất có liên quan tới tướng thuật xuất hiện trước thời kỳ Xuân Thu, song thời kỳ Xuân Thu lại không phải là khởi nguồn sớm nhất của tướng thuật.

Thời Chiến Quốc: Giai đoạn phát triển của Tướng thuật

Những ghi chép liên quan tới tướng thuật xuất hiện ngày càng nhiều ở thời Chiến Quốc, như trong “Tăng Khổng Tử chấp tiết thiên” có viết: Vua nước Nguỵ An Ly vương hỏi Tư Thuận: “Mã Tử có khi tiết của bậc đại phu, ta nghĩ rằng nên phong ông ta làm tể tướng, ngươi xem có được không?" Tử Thuận trả lời: “Ông ta có khi tiết hay không thì thân không rỏ, thần nghe nói, người có mắt dài, lại có ánh nhìn như lợn thì nhất định là người gian trá, thần thấy ông ta là người như vậy”. Sau này, Nguỵ An Ly vương vẫn dùng Mã Tứ, kết quả đúng như Tử Thuận nói, Mã Tứ bị buộc tội hãm hại người khác.

Một tư liệu lịch sử khác có ghi lại rằng, nhà quân sư nổi tiếng thời Chiến Quốc là Tôn Tần đã tới xin làm học trò của Quỷ Cốc Tử, một ngày nọ, hai thầy trò đang ngồi đàm đạo trong sơn cốc thì đột nhiên Quỷ Cốc Tử nhìn thấy khí dữ xuất hiện trên mặt Tôn Tẫn, bèn kinh ngạc thốt lên: “Khí đen và đó bao quanh các bộ phận trên mặt, là dấu hiệu cho thấy ngọc bị vùi ở trong bùn, bản thân sẽ bị hãm hại phải vào tù ngục, hơn nữa còn nguy hại tới tính mạng”. Sau này, Tôn Tẫn quả nhiên gặp kiếp nạn này, suýt mất mạng, cuối cùng bị hại khoét xương đầu gối, phải sống tàn phế cả đời.

Theo những ghi chép này, lại dựa vào lời cảm thân của Tuân Tử rằng “Xem hình dạng, khi sắc mà biết được lành dữ, tốt xấu, người đời hết lời ca tụng!" thì có thể thấy trong thời Chiến Quốc, phong trào xem tướng mệnh xuất phát từ tầng lớp quý tộc đã bắt đầu lan toả khắp dân gian.

Thời Lưỡng Hán: Giai đoạn Tướng thuật phát triển mạnh mẽ

Sang thời kỳ Lưỡng Hán, tập tục xem tướng đã trở nên vô cũng phổ biến, có thể nói rằng nó đã trở thành trào lưu trong xã hội lúc bấy giờ. Những người sùng bái tướng thuật thậm chí còn liên hệ nội dung của tướng mệnh với các sư vật liên quan tới con người, từ đó đã phát minh ra “Tướng ấn pháp” - xem vận mệnh của con người thông qua con dấu; “Tướng thủ bản pháp”, “Tướng hốt pháp" - xem tướng mệnh thông qua cái hốt (thẻ của quan lại cầm ở tay khi vào châu vua), ngày càng mang đậm tính chất mê tin, vô căn cứ.

Một tiêu chí nổi bật của trào lưu tướng thuật thời lưỡng Hán chính là thành quả đầu tiên về lý thuyết tướng học. Như “Hán thư - Nghệ thuật chí" đã ghi chép rằng có cuốn “Nhân tướng” gồm 24 quyển. Đáng tiếc là không biết tên tác giả là ai, sách cũng đã thất truyền. Theo ghi chép của “Hoài Khánh phủ chí" thì thấy xem tướng nổi tiếng Hứa Phụ đã soạn ra rất nhiều tác phẩm về nhân tướng học nổi tiếng như “Đức khí ca”, “Ngủ quan tạp luận", “Thính thanh tướng hình". Đáng tiếc là, hiện nay những tác phẩm này cũng đã thất truyền. Tuy nhiên, có thể khẳng định rằng, tướng thuật đã đạt được sự hoàn chỉnh bước đầu ở thời Tây Hán.

Thời Đông Hán, thuyết nguyên khí của Vương Sung đã đem lại cho tướng thuật cổ đại Trung Quốc một nền tảng triết học rõ ràng, đồng thời đạt tới đỉnh cao triết học và trở thành một biến tướng của triết học cổ đại Trung Quốc. Thuyết nguyên khí và cốt tướng quan của Vương Sung đã giáng một đòn mạnh vào “thiên mệnh quan” của Đổng Trọng Thư, mặc dù xét về mặt ý nghĩa triết học thì vẫn savào định luận chủ nghĩa duy tâm, song nói xét về ý nghĩa phát triển của tướng thuật học thì thuyết nguyên khi và cốt tướng quan phủ hợp với trào lưu xã hội thời đó. Tướng thuật đã từng bước phát triển lý luận của mình dựa trên nền tảng lý thuyết này.

Bắt đầu từ thuyết “kỳ hình tức thánh nhân” (hình dáng kỳ lạ là thánh nhân) tới thuyết hình khí, cốt tướng, tướng thuật lại tiếp tục lấy thuyết bẩm khí làm nền tảng lý luận của mình, đây là quy luật phát triển của bản thân tướng thuật và cũng là phong khi văn hoá thịnh hành thời nhà Hán, đặc biệt sự xuất hiện của các đồ hình vũ trụ trong “Lã thị Xuân Thu”, “Hoài Nam Tử” và thuyết “Thiên nhân cảm ứng” của Đổng Trọng Thư đã gây ảnh hưởng to lớn đối với sự phát triển của tướng thuật. Sự xuất hiện của thuyết bẩm khí của Vương Sung đã thôi thúc các nhà tướng thuật bắt đầu có ý thức chỉnh sửa lại lý thuyết của mình, tập tục xem tướng đã nhanh chóng lan rộng trong tầng lớp nhân dân. Có thể nói, Lưỡng Hán là thời đại tướng thuật phát triển với tốc độ chóng mặt.

Thời kỳ Đường Tống: Giai đoạn thịnh hành của Tướng thuật

Cảnh tượng “kỳ môn như thị" (cửa nhà như chợ) là sự đặc tả chân thực nhất về sự thịnh hành của tướng thuật ở thời kỳ Đường Tống. So với “cơn sốt” tướng thuật thời Lưỡng Hán thì tập tục xem tướng thời nhà Đường không những phổ biến hơn, mà còn mang đặc trưng thời đại mới mẻ, người dân bắt đầu quan tâm nhiều tới tướng mệnh của mình, nội dung xem tướng còn có thể dự báo trước về việc thi cử và con đường làm quan của một người. Do lý thuyết tướng thuật tới thời nhà Đường đã ngày một hoàn chỉnh, và có nền tảng lý luận là nguyên lý triết học có nguồn gốc sâu xa nên càng để khiến mọi người tin tướng, do đó các bậc văn nhân, nho sĩ đã đua nhau đi xem tướng để biết được công danh, tiền đồ của mình. Khi đó, tướng thuật đã trở thành một phương pháp quan trọng giúp các bậc quan lại quan sát sắc mặt, giữ vững chức quan của mình. Hàng ngày, rất đông quan lại tu tập trước cửa nhà thầy xem tướng, vậy nên mới tạo nên cảnh tượng “cửa nhà như chợ”. Ngoài việc nhờ thầy xem tướng cho mình, một số quan lại còn nghĩ ra trảm phương nghìn kế để tìm hiểu về tướng mệnh của các vị quan khác, từ đó xử lý tốt mối quan hệ giữa những người bạn đồng liêu với nhau nhằm đón cát tránh hung.

Tình hình chính trị xã hội, thi cử, thăng tiến nơi quan trường ở thời Đường và Tống không hoàn toàn giống nhau, tuy nhiên lại khá tương tự về những biến động chính trị và sự thăng trầm của thế sự gây ảnh hưởng tới vận mệnh con người, các bậc đại phu, Nho sĩ mong muốn xây dựng sự nghiệp thành công để được lưu danh trong sử sách, khát vọng làm rạng danh tổ tông luôn cháy bỏng trong họ, do vậy sự mê tin vào số phận chỉ tăng mà không giảm.

Lúc này, các thầy xem tướng càng trở nên có giá, họ ngày càng có nhiều kiến thức phong phú, trong đó có người đã tổng kết kinh nghiệm thực tiễn của người đi trước, có người đã tự thành lập trường phải riêng cho mình, song nền tảng lý thuyết vẫn dựa vào “bẩm khí” (khí bẩm sinh) và “cốt tướng” (tướng xương). Trong “Thông chỉ - Nghệ văn lược" của Trịnh Tiều có để cập tới 73 tác phẩm tướng thuật như “Tướng thư”, “Tướng kinh”, “Tướng thư đồ”, có thể thấy tướng thuật đã phát triển hưng thịnh như thế nào ở thời nhà Tống.

Số lượng tác phẩm dồi đảo như vậy đã khiển tướng thuật trở thành một bộ môn học vấn. Từ những tác phẩm này, có thể thấy tướng thuật đã định hình ở thời nhà Tống, các phương diện của tướng thuật như mặt, xương, khí, thần, sắc đều đã được tổng kết rõ ràng, nếu tham khảo cuốn "Ma Y tướng pháp", chúng ta sẽ thấy rõ điều này.

Thời kỳ Minh Thanh: Giai đoạn chỉnh lý tác phẩm Tướng thuật

Minh Thanh là thời kỳ quan trong đối với việc chỉnh sửa và biên tập các tác phẩm tướng thuật. Để nâng cao địa vị xã hội cho tướng thuật, một số tướng thuật gia hàng đầu đã tiến hành cải cách triệt để đối với tướng thuật, họ bắt tay vào chỉnh sửa, khai thác tinh hoa truyền thống, đào thải những điểm bất hợp lý trong tướng thuật.

Dưới thời Vĩnh Lạc, Minh Thành Tổ cho biên soạn cuốn “Vĩnh Lạc đại diễn", tập hơp tất cả những thư tịch trước thời nhà Minh, các trước tác tướng thuật cũng không ngoại lệ, tất cả những tác phẩm tướng thuật đã thành văn, đủ chất lượng như thế nào, khi đã được tập hợp vào cuốn sách này đều được chỉnh sửa và biên soạn lại. Vì thế mà các tác phẩm tướng thuật kinh điển như “Nhân luân đại thống phú”, “Nguyệt Ba động trung ký” của Trương Hành Giản đời Kim, “Ngọc quân chiếu thẩn cục" của Tống Tề Khưu thời Nam Đường, “Thái thanh thẩn giám” của Vương Bộc thời Hậu Chu đều được tập hợp trong "Vĩnh Lạc dại điển".


Tới thời Thanh, đã có sự sàng lọc, đào thải đối với các tác phẩm tướng thuật về mặt triết học và mệnh lý. Bộ sách tướng thuật "Cổ kim đồ thư tập thành" đã phân loại những tác phẩm tướng thuật chính thống và quan trong từng xuất hiện trước thời Khang Hy, và cuốn "Thần tướng toàn thiên" đã được biên soạn từ đó. Cuốn sách này là sự chắt lọc những tỉnh tuý của tướng thuật truyền thống Trung Quốc, đại diện cho thành tựu cao nhất của việc nghiên cứu tướng thuật của người Trung Quốc lúc bấy giờ. Cuốn “Tứ khố toàn thư” được biên soạn vào giữa thời Càn Long, về cơ bản đã tập hợp được những tác phẩm quan trong thời cổ đại Trung Quốc trước thời Càn Long, do vậy sách tướng thuật lại một lần nữa được chỉnh lý một cách có hệ thống.

Tổng quan xem tướng số con người

Xem tướng Hình thần của bạn
Xem Tướng số cuộc đời
Bản quyền 12 Cung Sao

Bạn là chòm sao nào?

Aries
Bạch dương

21/03 - 19/04
Taurus
Kim ngưu

20/04 - 20/05
Gemini
Song tử

21/05 - 20/06
Cancer
Cự giải

21/06 - 22/07
Leo
Sư tử

23/07 - 22/08
Virgo
Xử nữ

23/08 - 22/09
Libra
Thiên bình

23/09 - 22/10
Scorpio
Thần nông

23/10 - 21/11
Sagittarius
Nhân mã

22/11 - 21/12
Capricorn
Ma kết

22/12 - 19/01
Aquarius
Bảo bình

20/01 - 18/02
Pisces
Song ngư

19/02 - 20/03

Bạn là con giáp nào?

Ty
Tuổi Tý

Chuột
Thin
Tuổi Thìn

Rồng
Ngo
Tuổi Ngọ

Ngựa

Bạn là nhóm máu nào?

Đăng ký bản tin chiêm tinh & tử vi hàng ngày.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Mới cập nhật